[ad_1]
Kiểm định độ tin cậy của thang đo là một phương pháp xác định sự hợp lý của các biến quan sát đo lường. Đây là một trong những hình thức được sử dụng trong các cuộc nghiên cứu và điều tra trong lĩnh vực xã hội học và kinh tế lượng. Cùng chúng tôi đi sâu hơn để tìm hiểu về hình thức kiểm định này trong bài viết dưới đây.
1. Khái niệm kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha
1. Khái niệm kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha
- Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha là một hình thức kiểm định thang đo spss. Hình thức này sẽ phản ánh mức độ tương quan giữa các biến quan sát một cách chặt chẽ khi chúng có cùng một nhân tố.
- Trong nghiên cứu, người ta thường kết hợp nhiều hình thức kiểm định khác nhau tùy thuộc vào tính chất của đối tượng nghiên cứu. Bạn có thể tìm hiểu về chi tiết hơn trong bài viết tổng quan về thang đo spss để hiểu rõ hơn về các hình thức kiểm định này.
- Thông qua hình thức kiểm định này, người nghiên cứu sẽ biết được những biến nào đã có hỗ trợ vào việc đo lường các khái niệm nhân tố. Sau khi đo lường, nếu hình thức kiểm định độ tin cậy của thang đo này cho ra kết quả của nhân tố là tốt thì các biến được nghiên cứu đó là hợp lý và có những đặc điểm của nhân tố mẹ.
2. Tiêu chuẩn trong kiểm định độ tin cậy thang đo
2. Tiêu chuẩn trong kiểm định độ tin cậy thang đo
Tiêu chuẩn đánh giá thang đo thang đo Cronbach’s Alpha được chia thành nhiều mức độ khác nhau, tuy nhiên các hệ số này vẫn cần phải đảm bảo các giá trị đều thuộc đoạn [0,1]. Hệ số Cronbach’s Alpha càng cao thì độ tin cậy càng lớn. Bên cạnh đó, khi hệ số này lớn hơn 0.9, bạn cần phải xem xét lại vì điều này cho thấy các biến trong thang đó gần như trùng lặp và không có sự khác biệt lớn.
Dưới đây là một số tiêu chuẩn đánh giá thang đo trong kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha:
- Biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn hoặc bằng 0,3 thì đạt yêu cầu.
- Giá trị hệ số Cronbach’s Alpha:
+ Từ 0.8 đến gần bằng 1: kết quả cho thấy thang đo lường rất tốt.
+ Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: kết quả cho thấy thang đo lường sử dụng tốt.
+ Từ 0.6 trở lên: kết quả cho thấy thang đo lường đủ điều kiện.
3. 4 bước kiểm định độ tin cậy thang đo
3. 4 bước kiểm định độ tin cậy thang đo
Để làm rõ hơn về quy trình kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha, chúng ta sẽ đi vào thực hiện ví dụ dưới đây.
Bài toán: Kiểm định mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng hệ thống đào tạo của trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng. Theo đó, chất lượng hệ thống đào tạo sẽ được quyết định bởi nhiều nhân tố khác nhau, mỗi nhân tố sẽ là một mục hỏi. Trong bài toán này, chúng ta sẽ chỉ sử dụng hình thức kiểm định độ tin cậy thang đo với một mục hỏi đối với một nhân tố cụ thể của chất lượng hệ thống đào tạo.
Bạn vui lòng cho biết mức độ đồng ý với các ý kiến dưới đây:
Thực hiện các bước sau để xác định hệ số Cronbach’s Alpha bằng phần mềm spss:
- Bước 1: Vào menu Analyze -> chọn Scale -> chọn Reliability Analysis.
- Bước 2: Đưa các biến quan sát cần kiểm định độ tin cậy vào mục Items ở phía bên phải, sau đó bấm chọn Statistics.
- Bước 3:Trong tùy chọn Statistics, tích vào các mục giống hình bên dưới, sau đó bấm chọn Continue.
- Bước 4: Sau khi click Continue, spss sẽ quay về giao diện ban đầu, nhấn chọn OK để xuất ra kết quả cuối cùng.
- Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha:
+ Hệ số Corrected Item – Total Correlation > 0.3 nên hệ số của các biến quan sát đều có độ tương quan biến tổng phù hợp.
+ Hệ số kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha là 0.935 (>0.8) cho thấy kết quả tháng đó rất tốt.
Trên đây là một ví dụ đơn giản khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha. Tuy nhiên, có rất nhiều nghiên cứu đòi hỏi một quy trình kiểm định phức tạp hơn. Với những trường hợp khó hơn, bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ thông qua dịch vụ spss của Tri Thức Cộng Đồng. Tại đây, những bài toán của bạn sẽ được thực hiện đầy đủ theo đúng quy trình và cho ra những kết quả chính xác nhất.
Mẹo vặt cuộc sống